Vi phạm bản quyền trên mạng tại Việt Nam ở mức cao
Tổ hợp Trang trại và Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo có tổng mức đầu tư là 1.670 tỉ đồng, được triển khai đầu tư bởi Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam (Vilico). Đây là liên doanh hợp tác giữa Vinamilk (đại diện là công ty con Vilico) và Tập đoàn đa ngành Sojitz của Nhật Bản.Đây là kết quả đầu tiên hiện thực hóa Biên bản ghi nhớ có giá trị 500 triệu USD giữa Vinamilk - Vilico - Sojitz và tỉnh Vĩnh Phúc, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản năm 2021 (tại Nhật Bản).Dự án khởi công năm 2023 và hoàn thành toàn bộ đầu tư xây dựng chỉ hơn một năm sau. Trong đó, Nhà máy chế biến thịt bò Tam Đảo đã chính thức đi vào hoạt động sản xuất từ quý 4/2024. Tính đến thời điểm hiện nay, đây là tổ hợp khép kín quy trình chăn nuôi và chế biến thịt bò cao cấp đầu tiên và có quy mô lớn bậc nhất tại Việt Nam.Trong chuyến thăm, Thủ tướng hoan nghênh hai doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, thách thức để hiện thực hóa biên bản ghi nhớ trong thời điểm đại dịch Covid-19, thể hiện tinh thần "đã nói là làm, đã hứa, đã làm là ra sản phẩm cụ thể". Thủ tướng cũng nhấn mạnh: "Tôi rất vui khi đây là một dự án 500 triệu đô la đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Rất khó để kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, do hiệu quả mang lại không như công nghiệp, nhưng có ý nghĩa riêng". Dự án cũng được đánh giá có ý nghĩa trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là trong việc chăm lo sức khỏe, thể chất, đời sống cho người dân Việt Nam, với việc nâng cao chất lượng dinh dưỡng, thực phẩm bảo đảm ngon - sạch, chăn nuôi chế biến đúng quy trình có tính khoa học, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Tổ hợp được triển khai trên tổng diện tích 75,6 ha tại Tam Đảo (Vĩnh Phúc), gồm 2 phân khu chính: trang trại chăn nuôi bò thịt có quy mô lên tới 10.000 con và nhà máy chế biến thịt bò với công suất lên tới 30.000 con/năm, tương đương sản lượng 10.000 tấn thịt/năm. Báo cáo với Thủ tướng, ông Mizushima Kozo, Tổng giám đốc của Sojitz Việt Nam, chia sẻ: "Dự án sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển của thị trường, định hình tương lai của ngành sản xuất thịt bò, góp phần tạo ra những thay đổi tích cực trong thói quen tiêu dùng thịt bò tại Việt Nam". Trực tiếp thị sát các khu vực sản xuất, gặp gỡ ban giám đốc và người lao động tại nhà máy, Thủ tướng đã nghe báo cáo về công nghệ chế biến, quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn cao của thế giới. Cụ thể, dây chuyền giết mổ, chế biến tự động với công nghệ mới nhất từ châu Âu và Nhật Bản, toàn bộ quy trình được thực hiện trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tối đa.Hệ thống băng chuyền và đóng gói thông minh giảm thiểu tiếp xúc tay người, giữ nguyên nhiệt độ và độ tươi ngon của thịt. Thịt bò được xử lý và bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C trong suốt quá trình sản xuất và phân phối, giúp duy trì chất lượng, dinh dưỡng và hương vị, đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe từ các thị trường lớn như Nhật Bản, Châu Âu. Bên cạnh đó, nhà máy còn đáp ứng được các tiêu chuẩn cao về sản xuất xanh, giảm phát thải hướng đến phát triển bền vững.Về tiến độ, ông Harumoto Yoichi, Tổng giám đốc Công ty JVL cho biết: "Dự án nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Vinamilk, Vilico và Sojitz với tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong chăn nuôi, sản xuất và quản trị vận hành". Hạng mục Trang trại chăn nuôi bò thịt cũng đã hoàn thành và dự kiến đi vào hoạt động từ tháng 5/2025. Với kinh nghiệm từ Vinamilk, trang trại bò thịt sẽ được vận hành theo các tiêu chuẩn cao như Global S.L.P, từ đó hoàn thiện quy trình khép kín "3 trong 1" từ chăn nuôi, sản xuất và phân phối.Đại diện Công ty JVL cho biết sắp tới, công ty sẽ giới thiệu thương hiệu "Thịt bò tươi ủ mát NIKU-ICHI" với nhiều dòng sản phẩm độc đáo, cao cấp. Bên cạnh đó, JVL cũng đã thành công đưa ra thị trường các sản phẩm chế biến như xúc xích, bò viên, các sản phẩm thịt bò tẩm ướp sẵn,… gia tăng sự tiện lợi."Các sản phẩm thịt bò tươi ủ mát của JVL đã bắt đầu gia tăng nhận diện trên thị trường, trở thành nguồn cung ứng chất lượng cho các nhà hàng và có mặt tại các chuỗi siêu thị lớn trên cả nước... Trong thời gian tới, khi cả tổ hợp đi vào hoạt động, độ phủ thị trường sẽ được tăng cường mạnh mẽ" - ông Harumoto, Tổng giám đốc JVL, cho biết thêm.Với thế mạnh đến từ Vinamilk, Vilico và Sojitz, dự án được kỳ vọng không chỉ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước mà cả hướng tới xuất khẩu thịt bò "made in Vietnam" chất lượng cao đến nhiều quốc gia.Chiến sự Ukraine ngày 717: Kyiv gặp khó tại Avdiivka, Kharkiv bị tấn công lớn
Lần tái xuất này của ông Donald Trump diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế toàn cầu đã thay đổi sâu sắc sau đại dịch Covid-19, nhưng sự thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ mới là động lực chính làm thay đổi cách vận hành của quan hệ quốc tế, xoay chuyển thế giới sang một kỷ nguyên mới.Sự xuất hiện và được ủng hộ của ông Trump không phải là ngẫu nhiên, mà là hệ quả tất yếu của những biến động sâu sắc trong nội bộ nước Mỹ, thành trì của lý tưởng dân chủ tự do và hệ thống quốc tế. Sau Chiến tranh Lạnh, toàn cầu hóa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung nhưng cũng làm sâu sắc thêm các bất bình đẳng xã hội, tạo ra những nhóm yếu thế về kinh tế và xã hội ngay tại các quốc gia phát triển. Chính những người này đã trở thành lực lượng ủng hộ mạnh mẽ cho những chính trị gia dân túy như ông Trump, người cam kết bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn nhập cư và phục hồi kinh tế trên tư duy bảo hộ.Trump 2.0 đánh dấu sự thoái trào mạnh mẽ của lý tưởng dân chủ tự do - nền tảng quan trọng tạo nên sự ổn định toàn cầu suốt thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Hiện tượng này cũng là phản biện mạnh mẽ đối với luận điểm "cáo chung của lịch sử" của Francis Fukuyama, người trong những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ 20 từng cho rằng dân chủ tự do và kinh tế thị trường là hình thức quản trị cuối cùng và tốt nhất mà nhân loại hướng đến. Thực tế cho thấy lịch sử không những không dừng lại mà còn tiếp tục biến động dữ dội với sự trỗi dậy của mô hình chính trị và các phong trào dân túy, minh chứng rõ ràng rằng các lý tưởng tự do chưa bao giờ thực sự chiến thắng hoàn toàn và không thể là mô hình duy nhất cho một thế giới đầy đa dạng và phức tạp. Cùng lúc đó, thế giới cũng chứng kiến sự hồi sinh mạnh mẽ của tư tưởng hiện thực chủ nghĩa trong quan hệ quốc tế. Quan điểm cho rằng bản chất của quan hệ quốc tế là cuộc đấu tranh giành quyền lực và bảo vệ lợi ích quốc gia ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và chi phối tư duy của các nhà lãnh đạo, từ Moscow đến Bắc Kinh, và hiện nay ngự trị ở Washington. Sau nhiều thập niên theo đuổi vai trò lãnh đạo thế giới để thúc đẩy lý tưởng tự do dân chủ, siêu cường Mỹ cũng đối diện nguy cơ suy vong trong cái bẫy mà GS John Kenedy gọi là "sự quá tải của đế chế". Trên bàn cờ lớn bị thách thức gay gắt từ nhiều phía, Mỹ không thể không thay đổi nếu muốn duy trì bá quyền toàn cầu. Chính quyền Trump không chỉ tìm cách củng cố sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, mà còn tìm cách thay đổi các luật chơi toàn cầu nay không còn lợi cho Mỹ. Trump 2.0 vừa là tiếp biến, vừa là thay đổi cách mạng từ Trump 1.0, cách tiếp cận triệt để hơn, cực đoan hơn và quyết liệt hơn. Dưới thời Trump 2.0, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến sự suy giảm có thể dẫn tới khủng hoảng của chủ nghĩa đa phương, giảm cam kết với các tổ chức quốc tế, và gia tăng mạnh mẽ của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và bảo hộ đầu tư. Chính sách "nước Mỹ là trên hết", không chỉ gây áp lực mạnh hơn nữa với các đối thủ thương mại lớn như Trung Quốc, mà cả các đồng minh truyền thống như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước láng giềng thân thiện như Canada, Mexico. Nước Mỹ sẽ vị kỷ hơn, thực dụng hơn, sử dụng quyền lực và lợi thế để tăng cường sức mạnh bản thân, hơn là cung cấp các hàng hóa công (public goods) trên thế giới. Nước Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc chiến tranh tốn kém, cô lập với thế giới đầy rẫy xung đột, thu lợi từ chạy đua vũ trang ở quy mô toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên ông Trump đề cập đến xây dựng "Vòm Sắt" (Iron Dome, nay đã đổi tên thành Vòm Vàng) trong khi nước Mỹ đã được bảo vệ bởi hai đại dương. Trật tự đa cực sẽ hỗn loạn, bất định và bất ổn hơn nhiều so với "khoảnh khắc đơn cực" ngắn ngủi trong lịch sử. Có lẽ, điểm khác biệt của chủ nghĩa hiện thực ngày nay và các chủ nghĩa hiện thực trước là yếu tố công nghệ. Những tiến bộ nhanh chóng trong khoa học công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), blockchain và công nghệ lượng tử, đã làm thay đổi sâu sắc tư duy, hành xử và cách xác định sức mạnh quốc gia. Các quốc gia đang tích cực đầu tư vào công nghệ để nâng cao sức mạnh, đồng thời áp dụng các chiến lược an ninh mới nhằm tận dụng ưu thế công nghệ, tạo ra lợi thế cạnh tranh và kiểm soát các nguồn lực chiến lược trong cuộc cạnh tranh toàn cầu mới. Mỹ không thể đứng ngoài cuộc đua này, không thể không kiểm soát khả năng tiếp cận (và ngăn chặn khả năng tiếp cận của đối thủ) đối với các nguồn khoáng sản chiến lược, con át chủ bài cho chạy đua khoa học công nghệ trong 100 năm tới.Nhiệm kỳ mới của Tổng thống Donald Trump cũng chỉ kéo dài trong 4 năm nhưng sẽ làm thay đổi căn bản tư duy và chiến lược của Mỹ trong nhiều thập niên tới. Thế giới sẽ đối mặt với thách thức ngày càng lớn về sự thiếu hụt lãnh đạo toàn cầu. Mỹ, một thời được xem là trụ cột của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, giờ đây sẽ thoái thác việc gánh vác trách nhiệm quốc tế trong khi đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc và Nga sẽ tích cực tận dụng khoảng trống này để mở rộng ảnh hưởng theo các cách khác nhau. Các thể chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, WTO hay WHO sẽ ngày càng trở nên yếu kém hơn, thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu. Các liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng cũng theo đó biến động linh hoạt, đa chiều, đa tầng nấc. Một thế giới mới của chủ nghĩa hiện thực trần trụi, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo hộ sẽ chứng kiến bất ổn gia tăng, căng thẳng leo thang và sự phân hóa sâu sắc. Thế giới đó đầy bất ổn và rủi ro, nhưng chắc chắn có không ít những cơ hội mới. Các quốc gia vừa và nhỏ trong đó có Việt Nam cần sẵn sàng thích ứng nhanh chóng và linh hoạt, thiết kế các "mỏ neo" để sẵn sàng đối phó với sóng dữ, trong khi khéo léo tận dụng các cơ hội để bảo vệ và gia tăng lợi ích trong một trật tự quốc tế đang biến chuyển mạnh mẽ.
Danh sách các mẫu Apple Watch không được nâng cấp watchOS 11
Theo Tom'sHardware, Intel hiện gặp khó khăn về tài chính và hiệu suất trong những năm qua và nhiều đồn đoán đã xuất hiện về tương lai của công ty này. Gần đây nhất, có thông tin cho rằng Broadcom đang quan tâm tới việc mua lại mảng kinh doanh sản phẩm của Intel. Bên cạnh đó, chính phủ Mỹ được cho là đang cân nhắc việc yêu cầu TSMC vận hành mảng sản xuất của Intel Foundry thông qua một liên doanh giữa Intel và nhà sản xuất chip Đài Loan. Tuy nhiên, một trở ngại lớn mà nhiều người bỏ qua chính là thỏa thuận cấp phép chéo rộng rãi giữa Intel và AMD, theo phân tích từ Digits-to-Dollars.Thỏa thuận cấp phép chéo giữa AMD và Intel (bao gồm nhiều thỏa thuận khác nhau, gần nhất được ký vào năm 2009) cho phép cả hai bên sử dụng bằng sáng chế của nhau và tránh các vụ kiện tụng về vi phạm sở hữu trí tuệ. Thỏa thuận này bao trùm toàn bộ danh mục sản phẩm của cả hai, từ CPU, GPU cho tới các công nghệ khác. Nhờ đó, AMD có thể sản xuất bộ xử lý dựa trên kiến trúc x86 với các phần mở rộng tập lệnh của Intel, trong khi Intel có thể tích hợp các sáng tạo của AMD vào các sản phẩm của mình.Tuy nhiên, thỏa thuận cũng đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt. Cả hai không được phát triển bộ xử lý tương thích với ổ cắm hoặc bo mạch chủ của đối phương. Đặc biệt, thỏa thuận sẽ chấm dứt ngay lập tức nếu một trong hai công ty bị sáp nhập, mua lại hoặc tham gia vào liên doanh làm thay đổi quyền sở hữu. Khi đó, hai bên bắt buộc phải đàm phán lại các điều khoản cấp phép mới.Không chỉ bao gồm kiến trúc tập lệnh x86 và các phần mở rộng như SSE, AVX, thỏa thuận còn bao phủ cả các công nghệ GPU, DPU và FPGA. Do đó, nếu thỏa thuận bị hủy bỏ, gần như toàn bộ sản phẩm của AMD và Intel sẽ bị ảnh hưởng, buộc hai công ty phải thương lượng lại.Một câu hỏi lớn đặt ra là liệu AMD có thực sự muốn ký kết một thỏa thuận tương tự với Broadcom hay không. Broadcom, từ một công ty chủ yếu nổi tiếng với các giải pháp mạng và công nghệ không dây, hiện đã mở rộng sang lĩnh vực lưu trữ, an ninh mạng và phần mềm hạ tầng. Đặc biệt, Broadcom đang nổi lên như một nhà phát triển hàng đầu về bộ xử lý AI tùy chỉnh, hợp tác với hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn.Việc mua lại mảng CPU từ Intel sẽ giúp Broadcom trở thành đối thủ mạnh mẽ của AMD, đặc biệt trong bối cảnh Broadcom đang sở hữu cả CPU lẫn bộ xử lý AI. Điều này khiến Broadcom trở thành mối đe dọa lớn hơn với AMD so với Intel - công ty hiện chưa có chiến lược AI rõ ràng.Mặc dù có ý kiến cho rằng AMD có thể yêu cầu Broadcom hỗ trợ trong cuộc chiến với Nvidia bằng cách phát triển các giải pháp kết nối "thân thiện với AMD", nhưng ưu tiên hiện tại của Broadcom dường như là củng cố vị thế trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi công ty đang thiếu mảng CPU. Một khi sở hữu mảng kinh doanh CPU, Broadcom nhiều khả năng sẽ tập trung vào việc phát triển nền tảng AI trung tâm dữ liệu của riêng mình thay vì hỗ trợ AMD.Nhìn chung, nếu thương vụ Broadcom và Intel diễn ra, AMD sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn, không chỉ trong việc cạnh tranh với Intel mà còn với một đối thủ mới mạnh mẽ hơn trong thị trường công nghệ cao.
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.
Áp lực 'đủ thứ' khiến các cặp vợ chồng bị hiếm muộn, vô sinh
Không lép vế trước làn gió mới của Hanoi Buffaloes, ngoại binh Sameen Swint bên phía CLB Thang Long Warriors nhiều lần tự tìm ra khoảng trống ở vạch 3 điểm để dứt điểm thành công. Phong độ không thua kém Udun Osakue của Sameen Swint giúp Thang Long Warriors duy trì thế cân bằng với đối thủ. Bên cạnh đó sự năng nổ của trung phong cao 2,06 m John Fields tại cả hai đầu rổ giúp CLB Thang Long Warriors tạm dẫn 56-52 sau hai hiệp đầu.